Du lịch Quy Nhơn, khám phá mảnh đất võ Tây Sơn hào kiệt
Bảo tàng Quang Trung
Một trong những trải nghiệm mà du khách không thể bỏ qua tại bảo tàng Quang Trung chính là xem võ thuật và trống trận Tây Sơn. Hòa cùng các thế võ, lạc trong nhịp trống trận, du khách như đưa tâm hồn ngược dòng thời gian quay về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu năm nào.
Làng Phú Lạc
* Di tích Gò Lăng: Thuộc đất xóm Phú Thọ Chính, giáp với Phú Thọ Nam. Tương truyền đây là nền nhà và vườn của ông bà Hồ Phi Phúc-Nguyễn Thị Đồng. Di tích kiến trúc ở đây đã bị hủy hoại, dấu vết còn lại là một nền nhà bằng phẳng và mảnh vườn rộng khoảng 2 sào. Trên mảnh vườn còn một số cây cổ thụ.
* Di tích đình Phú Lạc: Nằm trên đất xóm Phú Thọ Nam, vốn chỉ có một gian hai chái. Đình trước đây bề ngoài là nơi thờ thành hoàng đế che mắt chính quyền nhà Nguyễn, nhưng trên thực tế là thờ “ba ngài Tây Sơn” Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Hàng năm vào ngày 15/11 âm lịch làng tổ chức lễ tế hiệp “Ba ngài” dưới danh nghĩa cúng thường tân (cơm mới).
* Di tích Hố Huyệt: Nằm dưới chân núi Hòn Một thuộc dãy núi ngang phía nam sông Kôn, nay thuộc xã Bình Tường (cùng huyện). Tương truyền đấy là 2 nấm mộ của ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng. Sau khi Tây Sơn thất bại triều đình nhà Nguyễn phái quân về đây quật phá. Dấu tích còn lại này là hai hố huyệt cách nhau gần 1m.
* Di tích khu Trường Dược: Còn gọi là Gò Trường Dược, nằm ở phía hữu ngạn suối Bà Trung, phía tây Phú Lạc. Hiện nay khu này chỉ còn là gò đất có diện tích hơn 2 mẫu dùng để trồng trọt.
Điện Tây Sơn
* Hai cây me cổ thụ: Bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn. Trong đó có cây me bên trái điện nhiều tuổi hơn, gốc cây có chu vi 3.5m. Cùng bến Trường Trầu, Cây Me đã đi vào ký ức của dân địa phương trong một câu ca trữ tình đượm màu lịch sử.
* Giếng nước: Ở bên phải điện Tây Sơn, đường kính 0.9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0.8m để làm giếng chung cho cả làng.
Gò Đá Đen
Đàn Kính thiên
No Comments